Chuyển đến nội dung chính

Hợp đồng vận chuyển hàng đông lạnh

 Hợp đồng vận chuyển hàng đông lạnh, vận chuyển thực phẩm đông lạnh, nguyên liệu đông lạnh. Đông lạnh là phương pháp bảo quản thực phẩm để có thể vận chuyển tới những địa điểm tiêu thụ mà chất lượng nguyên liệu không bị thuyên giảm. Tuy nhiên để vận chuyển và giữ cho thực phẩm đông lạnh luôn ở nhiệt độ lý tưởng lại là công đoạn tương đối khó xử lý, đòi hỏi cơ sở vận chuyển chuyên biệt với những thiết bị hỗ trợ kèm theo. 



Với yêu cầu này, không phải đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển nào cũng có thể đạt được, từ đó hình thành một nhánh lĩnh vực riêng các đơn vị có trang bị nhiều phương tiện như thiết bị điện tử hỗ trợ nhiệt độ, bồn kín, container, chuyên chỉ thực hiện vận chuyển hàng hóa đông lạnh. Tất nhiên, do phát sinh thêm nhiên liệu và các điều kiện khác, giá thành của việc vận chuyển này không thể bằng với việc vận chuyển thông thường.

Hợp đồng vận chuyển hàng đông lạnh là thỏa thuận cơ bản giữa người thuê vận chuyển và cá nhân, đơn vị cung cấp dịch vụ, thỏa thuận này không khó và không có nhiều sự cố pháp lý bởi tính nhanh chóng và thời gian thực hiện ngắn. Nhưng để đảm bảo tính tròn vẹn và an toàn, các bên vẫn cần lưu ý những điều khoản như: phương thức vận chuyển, trách nhiệm các bên, điều kiện hàng hóa, điều kiện nhập kho, xuất kho, bàn giao, trách nhiệm chứng từ, tài liệu, thuế, lệ phí lưu kho bãi (nếu có).

Dưới đây là mẫu Hợp đồng vận chuyển hàng đông lạnh sơ bộ được Vận Tải Bốc Xếp xây dựng dựa trên thực tiễn, xin mời các bạn tham khảo.

Mẫu Hợp đồng vận chuyển hàng đông lạnh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–

HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN TÔM ĐÔNG LẠNH

Số:

Căn cứ:

  • Căn cứ Luật thương mại Việt Nam 2005;
  • Căn cứ Bộ luật dân sự Việt Nam  2015
  • Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai bên.

Hôm nay, ngày …, tháng …, năm …, chúng tôi gồm:

A. BÊN THUÊ VẬN CHUYỂN (BÊN A):

  • Địa chỉ:
  • Số điện thoại
  • Mã số thuế
  • Tài khoản ngân hàng:
  • Đại diện:                                             Chức vụ:

B. BÊN VẬN CHUYỂN (BÊN B):

  • Địa chỉ:
  • Số điện thoại
  • Mã số thuế
  • Tài khoản ngân hàng:
  • Đại diện:                                             Chức vụ:

Hai bên cùng thống nhất và đi đến ký kết hợp đồng vận chuyển tôm đông lạnh với những điều khoản sau:

ĐIỀU 1: THÔNG TIN HÀNG HÓA CẦN VẬN CHUYỂN

1. Tên hàng hóa: Tôm sú;

2. Tình trạng: Đã cấp đông;  Khối lượng: …;

3. Quy cách đóng gói: 50 thùng giữ nhiệt kích thước …

ĐIỀU 2: VẬN CHUYỂN

1. Bên B vận chuyển 50 thùng tôm từ địa chỉ … đến địa chỉ …;

2. Thời gian vận chuyển: … giờ … phút ngày …;

3. Phương tiện vận chuyển: container lạnh;

4. Người chịu trách nhiệm vận chuyển:

– Tên:…;

– Số điện thoại:…;

– Số cccd/cmnd: …;

5. Người chịu trách nhiệm giao hàng tại kho:

– Tên: …;

– Số điện thoại: …;

– Số cccd/cmnd: …;

6. Người chịu trách nhiệm kiểm tra hàng tại điểm đến:

– Tên: …;

– Số điện thoại: …;

– Số cccd/cmnd: …;

7. Trách nhiệm vận chuyển giao hàng của Bên B bao gồm cả trách nhiệm xếp hàng lên xe tại kho và dỡ hàng xuống xe tại điểm đến;

8. Bên B có trách nhiệm giữ nguyên trạng thái của hàng hóa được giao trong suốt quá trình vận chuyển.

ĐIỀU 3: ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN HÀNG HÓA

1. Nhiệt độ trong container vận chuyển phải luôn duy trì từ -10 độ C đến 0 độ C;

2. Không xếp chồng quá 02 thùng lên nhau;

3. Nếu Bên B không tuân thủ các điều khoản về điều kiện bảo quản trên dẫn đến thay đổi chất lượng sản phẩm, Bên B hoàn toàn chịu trách nhiệm về các thiệt hại phát sinh.

ĐIỀU 4: THANH TOÁN

1. Tổng chi phí vận chuyển: …VNĐ, viết bằng chữ: …;

2. Phương thức thanh toán: tiền mặt;

3. Bên A thanh toán  trước cho bên B 50% phí vận chuyển ngay sau khi hợp đồng có hiệu lực và thanh toán 50% phí còn lại sau khi hợp đồng vận chuyển hoàn tất;

4. Mọi trường hợp chậm thanh toán ngoại trừ trường hợp bất khả kháng đều được xem như từ chối thanh toán và Bên B có quyền khởi kiện Bên A trước pháp luật;

5. Các chi phí khác phát sinh trong quá trình vận chuyển do Bên B chịu trách nhiệm hoặc theo thỏa thuận của hai bên.

ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM BÊN A

1. Quyền của Bên A

– Yêu cầu bên B chở tài sản đến đúng địa điểm, thời điểm đã thoả thuận;

– Trực tiếp hoặc chỉ định người thứ ba nhận lại tài sản đã thuê vận chuyển;

– Yêu cầu bên B bồi thường thiệt hại.

2. Trách nhiệm của Bên A

– Trả đủ tiền cước phí vận chuyển cho bên B theo đúng thời hạn, phương thức đã thoả thuận;

– Bên A phải bồi thường thiệt hại cho bên B và người thứ ba về thiệt hại do tài sản vận chuyển có tính chất nguy hiểm, độc hại mà không có biện pháp đóng gói, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển.

ĐIỀU 6: QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM BÊN B

  1. Quyền của Bên B

– Kiểm tra sự xác thực của tài sản, của vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác;

– Từ chối vận chuyển tài sản không đúng với loại tài sản đã thoả thuận trong hợp đồng;

– Yêu cầu bên A thanh toán đủ cước phí vận chuyển đúng thời hạn;

– Từ chối vận chuyển tài sản cấm giao dịch, tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại, nếu bên B biết hoặc phải biết;

– Yêu cầu bên A bồi thường thiệt hại.

2. Trách nhiệm của Bên B

– Bảo đảm vận chuyển hàng hóa đầy đủ, an toàn đến địa điểm đã định, theo đúng thời hạn;

– Trả tài sản cho người có quyền nhận;

– Chịu chi phí liên quan đến việc chuyên chở tài sản, trừ trường hợp có thoả thuận khác;

– Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật;

– Bồi thường thiệt hại cho bên A trong trường hợp bên B để mất mát, hư hỏng tài sản do lỗi của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

ĐIỀU 7: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

1. Mọi tranh chấp phát sinh trong phạm vi hợp đồng sẽ được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận;

2. Nếu không thể giải quyết bằng thỏa thuận, tranh chấp sẽ được đưa ra giải quyết trước tòa án.

ĐIỀU 8: BỒI THƯỜNG

1. Một trong 2 bên có nghĩa vụ bồi thường nếu gây ra thiệt hại cho bên còn lại, trừ các trường hợp bất khả kháng;

2. Mức bồi thường được xác định bằng mức thiệt hại trực tiếp về kinh tế và các tổn thất về tinh thần (không quá 8% tổng giá trị hợp đồng).

ĐIỀU 9: HIỆU LỰC VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày bên cuối cùng ký và chấm dứt sau khi bên A hoàn tất nghĩa vụ thanh toán cho bên B;

2. Hợp đồng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ một bản, có giá trị pháp lý như nhau.

ĐẠI DIỆN BÊN A                                                        ĐẠI DIỆN BÊN B

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thiết kế Layout kho hàng chữ U, chữ L

  I. Giới thiệu sơ đồ kho hàng là gì? Sơ đồ kho hàng  là bản vẽ thể hiện sự phân chia các khu vực trong nhà kho lưu trữ. Bên cạnh các khu vực của kho, sơ đồ mặt bằng nhà kho còn thể hiện vị trí cửa ra vào, cửa sổ… đây là cơ sở quan trọng định hình cách bố trí các giá kệ, thiết bị và lối đi trong kho sao cho hợp lý. II. Các khu vực chính trong sơ đồ mặt bằng kho Thông thường, một sơ đồ kho hàng hoàn chỉnh sẽ được chia ra làm 3 khu vực chính sau: Khu vực hoạt động: nơi diễn ra các hoạt động chính của kho như nhận hàng, lấy hàng đóng gói...khu vực thường được bố trí gần cửa ra vào. Khu vực kho (hay còn được gọi là khu vực lưu trữ): là khu vực có các giá kệ để hàng dùng để lưu trữ hàng hoá. Yêu cầu thiết kế khu vực này phải vừa tận dụng không gian có sẵn vừa tạo điều kiện thuận tiện cho việc sắp xếp hàng hoá. Khoảng trống: Các khoảng trống là yếu tố vô cùng quan trọng trong các kho hàng hiện đại. Yêu cầu khoảng trống phải đủ rộng để các thiết bị như xe nâng, xe đẩy hay nhân viên dễ dàng ti

Cách sắp xếp kho hàng quần áo, kho vải

Sắp xếp kho hàng quần áo  một cách khoa học không những khiến cho nhân viên lúc bán hàng dễ dàng hơn và cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian trong quá trình kiểm kho. Đồng thời việc sắp xếp hàng hóa một cách khoa học giúp kho hàng của bạn trở nên gọn gàng, đỡ tốn diện tích hơn và bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian trong việc quản lý kho của mình. Cùng Vận Tải Bốc Xếp tìm hiểu qua nội dung sau 1. Thực hiện đúng quy trình quản lý kho hàng - Dùng các chữ cái như A, B, C… để đánh dấu các kệ; A1, A2 để đánh dấu các tầng của kệ… Trên mỗi kệ cần dán nhãn chỉ vị trí và sử dụng mũi tên để dễ hình dung. - Thủ kho là người chủ động và có các hướng để sắp xếp hàng hóa trong kho. Một khi thay đổi cách thức sắp xếp hoặc phát sinh hàng hóa thì người thủ kho cũng phải nhanh chóng cập nhật vào sơ đồ kho, kèm theo ngày cập nhật đề phòng sự nhầm lẫn. Việc hướng dẫn, kiểm soát xếp dỡ hàng hóa trong kho được chịu trách nhiệm bởi người thủ kho, phải đảm bảo rằng các công cụ và cách thức xếp dỡ được sử

Cách sắp xếp kho thông minh, tiết kiệm diện tích

  Quản lý kho hàng  là 1 nghiệp vụ quan trọng trong kinh doanh bán lẻ, đặc biệt là các cửa hàng, doanh nghiệp bán hàng đa kênh cả online và cửa hàng hoặc chuỗi cửa hàng.  Quy trình quản lý kho hàng   hợp lý sẽ giúp việc tìm kiếm hàng hóa trong kho nhanh hơn, nhất là khi số lượng mặt hàng kinh doanh lớn, kho hàng rộng hoặc có nhiều kệ hàng… Sau đây mời cùng Vận Tải Bốc Xếp tìm hiểu về cách sắp xếp kho hàng thông minh cho mỗi doanh nghiệp. Thực hiện đúng quy trình quản lý kho hàng Dùng các chữ cái như A, B, C… để đánh dấu các kệ; A1, A2 để đánh dấu các tầng của kệ… Trên mỗi kệ cần dán nhãn chỉ vị trí và sử dụng mũi tên để dễ hình dung. Thủ kho là người chủ động và có các hướng để sắp xếp hàng hóa trong kho. Một khi thay đổi cách thức sắp xếp hoặc phát sinh hàng hóa thì người thủ kho cũng phải nhanh chóng cập nhật vào sơ đồ kho, kèm theo ngày cập nhật đề phòng sự nhầm lẫn. Lập sơ đồ kho kèm các chỉ dẫn và dán ngay ngoài cửa giúp việc tìm kiếm, kiểm kê hàng hóa diễn ra nhanh chóng hơn. Vi